Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam tạo nên một thế giới không bị giới hạn bởi tiền mặt

 Việt Nam đang thực sự vượt lên các nước phát triển hơn như Singapore và Malaysia về việc thanh toán điện tử, với mức ghi nhận sự tăng trưởng thanh toán di động nhanh nhất trên thế giới, từ 37% tại năm 2018 lên 61% trong năm 2019.

“Trong vòng 6 năm, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ đứng thứ hai tại Đông Nam Á. Đây thực sự là cơ hội mở để Mastercard triển khai sâu rộng các sáng kiến thúc đẩy việc áp dụng và triển khai công nghệ thanh toán số cũng như mục tiêu không dùng tiền mặt tại Việt Nam”, ông Safdar Khan, một thành viên kỳ cựu của Mastercard chia sẻ với phóng viên TBTCVN khi vừa tiếp nhận vai trò Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Ông Safdar Khan cho rằng, Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi tích cực nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, ví điện tử, ứng dụng di động và ngân hàng điện tử. Những sáng kiến này, cùng với tỷ lệ thâm nhập internet và điện thoại thông minh cao ở các đô thị trung tâm, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ví điện tử, sự gia tăng của thu nhập và tiêu dùng, đã tạo ra một thị trường sôi động, góp phần đẩy mạnh thanh toán kỹ thuật số.

“Dựa trên kinh nghiệm của Mastercard tại các thị trường khác, chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ có tốc độ chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt nhanh hơn nữa ”, ông Safdar Khan nhấn mạnh.

PV: Vậy thưa ông, để tiếp tục thúc đẩy thị trường thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) Việt Nam cần những giải pháp nào tới đây? Và đâu là thách thức?

– Ông Safdar Khan: TTKDTM đang phát triển mạnh tại Việt Nam nhờ sự phổ biến của các thiết bị di động và việc ứng dụng thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Báo cáo của GlobalWebIndex – một công ty nghiên cứu thị trường có cơ sở tại 32 quốc gia cho thấy, 78% người dùng Internet ở Việt Nam ở độ tuổi từ 16 đến 64 đã từng mua sắm trực tuyến. Chỉ riêng trong năm 2018, người tiêu dùng tại Việt Nam đã chi khoảng 6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến. Theo Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giao dịch qua ứng dụng di động năm 2018 tăng 126%, trong khi giao dịch qua ví điện tử số tăng 161% – đây là những con số rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn tiếp tục là sự lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày. Việc sử dụng tiền mặt còn duy trì ở mức cao cũng bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN vừa và nhỏ vẫn miễn cưỡng trong việc thiết lập thanh toán kỹ thuật số hoặc không hiểu hết lợi ích của TTKDTM.

Để giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến tới người tiêu dùng về lợi ích và tính năng bảo mật vượt trội của TTKDTM, bao gồm cả thanh toán kỹ thuật số. Bên cạnh đó, cần phải tích hợp các công nghệ thanh toán toàn cầu để giúp các tổ chức tài chính tiếp tục mở rộng quyền truy cập vào các phương thức thanh toán hiện đại cho cả đối tượng người sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Đồng thời, cần xác định và thực hiện các sáng kiến nhằm khuyến khích người dùng cuối sử dụng thanh toán kỹ thuật số cho cả các mặt hàng có giá trị thấp hàng ngày để thay đổi hành vi và thói quen. Các chương trình ưu đãi có thể triển khai dưới các hình thức khuyến mại khác nhau như tặng kèm vé xem phim, phiếu mua hàng tại các sàn thương mại điện tử, đặt hàng thực phẩm, giao hàng trực tuyến hoặc qua các dịch vụ giá trị gia tăng cho các ứng dụng trực tuyến, đặt xe. Việc sử dụng thanh toán kỹ thuật số sẽ trở nên dễ dàng và quen thuộc hơn, từ đó dần trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, cho phép việc chuyển đổi sang thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và ưu việt hơn.

Chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như các ngân hàng, các công ty công nghệ tài chính (fintech) và Mastercard cần hợp tác để thúc đẩy các kênh thanh toán không dùng tiền mặt như các điểm bán hàng di động, mã QR,… Ngoài ra, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ cần cùng nhau tuyên truyền đến doanh nghiệp về hình thức thanh toán kỹ thuật số giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm hơn, cho phép họ cùng lúc tiếp cận với khách hàng mới.

Cuối cùng, cần tạo ra một hệ thống trung chuyển mở tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Việc này đóng vai trò quan trọng trong đời sống khi chúng ta liên tục phải đến nơi làm việc và trở về nhà hàng ngày. Với một hệ thống thanh toán tương thích tích hợp, mọi người sẽ có thể tận dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để đi lại, nhờ đó tiết kiệm thời gian và trải nghiệm những hành trình suôn sẻ, tiện lợi hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các nhà khai thác vận tải vừa quản lý hiệu quả nguồn cung và hậu cần của họ, vừa tối ưu và thậm chí là cắt giảm chi phí.

PV: Thưa ông, Mastercard “tham vọng” tạo ra một kỷ nguyên mới về tăng trưởng tài chính bền vững ở khu vực Đông Nam Á, thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt trong khu vực này nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Mastercard sẽ hiện thực hóa tham vọng này thế nào?

– Ông Safdar Khan: Tầm nhìn của chúng tôi là luôn tạo ra một thế giới vượt lên trên tiền mặt, trong đó không ai bị bỏ lại phía sau. Tầm nhìn này tiếp tục thúc đẩy chúng tôi tiến lên thông qua những nỗ lực hiện tại – trong việc áp dụng công nghệ và chuyên môn để thực hiện thanh toán an toàn, đơn giản và thông minh, vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu.

Chúng tôi đã tích cực làm việc và hợp tác với các đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau, nhằm tạo ra hệ sinh thái thanh toán an toàn, dễ dàng tiếp cận và thuận tiện, nơi dòng tiền chảy liền mạch từ điểm A đến B. Tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã trở thành nhà đầu tư hàng đầu cho vòng gọi vốn Series B của công ty công nghệ tài chính (fintech) Digiasia của Indonesia, với sự hỗ trợ cả về vốn và chiến lược nhằm giúp Digiasia nâng cao bộ dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có nhiều lựa chọn hơn khi tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển tại Đông Nam Á.

Chúng tôi cũng cam kết mạnh mẽ tìm ra những cách thức mới sáng tạo hơn để giúp các nền kinh tế trong khu vực kết nối với khách hàng tại chính quốc gia đó. Vì vậy, chúng tôi quyết định hợp tác với Digiasia và các công ty tương tự tại Việt Nam, nơi các dịch vụ tài chính đang tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người.

Chúng tôi luôn đi đầu trong việc phát triển các biện pháp bảo mật sáng tạo nhằm bảo vệ chủ thẻ, DN và các ngân hàng phát hành thẻ khỏi hoạt động giao dịch gian lận, với chi phí hợp lý. Hiện nay, Mastercard đang sử dụng một loạt các công nghệ để đảm bảo bảo mật và an toàn cho mọi giao dịch ở mọi cấp độ, bao gồm các tiêu chuẩn EMV Co hàng đầu như mã thông báo và xác thực.

Chúng tôi cam kết đồng hành và tạo điều kiện giúp các thị trường như Việt Nam phát triển để tạo nên một thế giới không bị giới hạn bởi tiền mặt.

PV: Thưa ông, trước khi đảm nhận vai trò mới của mình ở khu vực Đông Nam Á, ông đã từng là Chủ tịch Mastercard tại Indonesia, Malaysia và Brunei. Lý do gì để Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam trở thành thị trường trọng tâm của Mastercard?

– Ông Safdar Khan: Các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á là trung tâm năng động của tăng trưởng và tiềm năng, nơi dân cư đam mê công nghệ đang nắm lấy công nghệ như một phương tiện toàn diện và thuận tiện để đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Đây là nơi các nền kinh tế và dân số có tốc độ số hóa cao và hiện đang đóng góp 6 trong số 14 thị trường mới nổi có hiệu suất cao hàng đầu thế giới.

Đây là khoảng thời gian thú vị cho Mastercard tại Đông Nam Á, nơi các thị trường mới nổi như Việt Nam, Thái Lan…, đang chứng kiến sự gia tăng hấp dẫn đối với công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ riêng tại Việt Nam, tính đến tháng 9/2019 đã có tới 59 triệu người dùng Internet. Ngoài ra, hơn một nửa dân số Việt Nam dự kiến sẽ giao dịch điện tử số trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử tăng vọt. Trên thực tế, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ chỉ đứng thứ hai tại Đông Nam Á sau Indonesia trong vòng 6 năm tới.

Hơn nữa, khi nhìn vào khu vực ASEAN, có thể thấy Việt Nam đã trở thành trung tâm fintech với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi khởi đầu của các công ty fintech và công nghệ và trong năm 2019 Việt Nam đã nhận được 36% đầu tư vào lĩnh vực này. Rất nhiều nhà đầu tư hiện đang xem Việt Nam là một khu vực quan trọng cho ngành cho vay ngang hàng (P2P), chấm điểm tín dụng và thanh toán di động.

Chúng tôi đã tích cực làm việc với các bên liên quan ở các quốc gia như Indonesia để số hóa tiền lương, tạo khả năng tiếp cận kiến thức tài chính cho người nghèo, nâng cao năng lực người dân cho nền kinh tế kỹ thuật số – tất cả những bài học và kinh nghiệm này sẽ giúp chúng tôi đem đến những kiến thức và trình độ công nghệ tốt nhất cho các thị trường phát triển nhanh như Việt Nam.

-Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2020-04-16/mastercard-cam-ket-dong-hanh-cung-viet-nam-tao-nen-mot-the-gioi-khong-bi-gioi-han-boi-tien-mat-85477.aspx-

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Y tế và giáo dục phải triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trước 2020

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành như thuế, bảo hiểm, viễn thông, điện phải áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt…; trong đó hai lĩnh vực là giáo dục và y tế phải triển khai trước năm 2020. Tại Diễn đàn phát triển Hệ

Xem chi tiết

COVID-19: Cơ hội cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đột phá

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đến năm 2020, số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 đã vượt qua số lượng giao dịch rút tiền ATM và chiếm gần 66,6% tổng số lượng giao dịch mà hệ thống NAPAS xử lý. Ngày 13/11, Công ty

Xem chi tiết

Xu hướng thanh toán Thẻ không tiếp xúc lên ngôi

Với nhiều tiện ích và độ bảo mật cao, thẻ contactless (thẻ không tiếp xúc) được dự báo sẽ là xu hướng thanh toán trong thời gian tới, đặc biệt trước bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và những lo ngại về lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt Tổ

Xem chi tiết

3D-Secure – công nghệ bảo mật an toàn cho giao dịch thẻ

Với những ưu điểm vượt trội an toàn – bảo mật – thuận tiện, 3D-Secure đã được đông đảo chủ thẻ của Vietcombank đón nhận và sử dụng. Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank) đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống công nghệ, ưu tiên sử dụng hạ tầng và ứng

Xem chi tiết

Rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ vật lý

Vietcombank ứng dụng công nghệ QR vào dịch vụ rút tiền tại ATM, giúp khách hàng có thể rút tiền dễ dàng và nhanh chóng mà không cần mang theo thẻ… Vietcombank ứng dụng công nghệ QR vào dịch vụ rút tiền tại ATM, giúp khách hàng có thể rút tiền dễ dàng và nhanh

Xem chi tiết

Thẻ Napas (National Payment Services) là gì? Đặc điểm của thẻ Napas

Thẻ Napas (tiếng Anh: National Payment Services) là thương hiệu thẻ do công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam phát hành. Thẻ Napas (National Payment Services) Khái niệm Thẻ Napas trong tiếng Anh là National Payment Services. Thẻ Napas là thương hiệu thẻ do công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam phát

Xem chi tiết

Đối tác - Khách hàng