Dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến ngành công nghệ toàn cầu?

Virus Corona chủng mới gây dịch Covid-19 đang giáng một đòn nặng vào nền kinh tế toàn cầu với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vượt xa các trận dịch trước đây.

Năm 2003, khi đại dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc rồi lan ra cả thế giới (làm 8.096 người nhiễm bệnh và gây tử vong cho 774 người) đã làm nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 41 tỉ USD. Tờ báo tài chính Forbes nhận định rằng, thời đó, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tiến trình hội nhập vào kinh tế thế giới, chưa đóng vai trò quan trọng như ngày nay.
Theo số liệu của World Bank, năm 2003, GDP của Trung Quốc chỉ ở con số khiêm tốn 1.600 tỉ USD, đến năm 2018 con số đó đã lên đến 13.600 tỉ USD, chiếm đến 17% GDP toàn cầu và 30% sản lượng thế giới. Trong thời buổi toàn cầu hóa, nền kinh tế của các nước đều đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, nên việc xáo trộn kinh tế của một quốc gia được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới.
Các hãng tư vấn tài chính lớn đã tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch virus Corona chủng mới đến nền kinh tế thế giới. Tờ báo tài chính uy tín Forbes đã trích dẫn số liệu của bản nghiên cứu “The Coronavirus Outbreak and Its Impact on The Global Economy” của hãng Frost & Sullivan. Các tính toán – dựa trên kịch bản tương đối lạc quan là dịch Corona chủng mới sẽ được kiềm chế vào tháng 3.2020, sẽ làm giảm mức tăng trưởng của kinh tế thế giới xuống còn 3,1% và của Trung Quốc là 5,4%.

Giới công nghệ lao đao vì dịch

Đại dịch không chỉ làm ảnh hưởng đến các ngành đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, hàng không dân dụng, du lịch, năng lượng, giao thông vận tải… mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giới công nghệ quốc tế vì nó làm xáo trộn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Hãng nghiên cứu Dun & Bradstreet (Mỹ) ước tính dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến hơn 5 triệu doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới. Tờ báo tài chính Mỹ Business Insider đưa tin, chỉ trong 5 ngày cuối tháng 2.2020, giá cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm và làm cho 6.000 tỉ USD bốc hơi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi này.
Theo CNN, công nghệ là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất với thu nhập 5.700 tỉ USD, tạo ra 319 triệu việc làm, trên thế giới cứ 10 người có việc làm thì 1 người là làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng, các đại gia công nghệ lại là những người “dính” đòn nặng nhất vì dịch virus Corona chủng mới trong đợt cổ phiếu rớt giá vừa qua. Chỉ trong vòng 24 giờ ngắn ngủi, các đại gia công nghệ Mỹ như Apple, Facebook, Google, Microsoft và Amazon đã mất số tiền khổng lồ 225 tỉ USD. Trong đó, nặng nhất là Apple “bay” 62 tỉ USD, kế đến là Microsoft mất 60 tỉ USD, Amazon và Alphabet (công ty mẹ của Google) mỗi hãng bị “bốc hơi” 40 tỉ USD, “nhẹ” nhất là Facebook, mất 25 tỉ USD.
Đó là hậu quả của đại dịch virus Corona chủng mới về phương diện tài chính – chứng khoán, còn hậu quả về việc gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm công nghệ toàn cầu cũng không kém phần nghiêm trọng về lâu dài cho các doanh nghiệp công nghệ quốc tế.
Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối tháng 12.2019. Vũ Hán lại là đầu mối giao thông quan trọng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây của Trung Hoa lục địa. Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Vũ Hán đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của phương Tây đến mở chi nhánh và nhà máy sản xuất tại thành phố 11 triệu dân này.
Theo khảo sát của hãng nghiên cứu kinh tế Dun & Bradstreet, Vũ Hán và các tỉnh thành đã bị phong tỏa (hoặc giới hạn di chuyển tối đa) để đề phòng dịch bệnh lây lan, đều có những mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới thương mại toàn cầu. Khoảng 51.000 công ty khắp thế giới có ít nhất là một nhà cung cấp chủ lực ở những tỉnh thành bị phong tỏa này.
( Nguồn: Báo Thanh niên)

 

Việt Nam sẵn sàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip nội địa

Chuyển đổi ổn định, an toàn, thông suốt và đảm bảo quyền lợi của chủ thẻ, hướng tới mục tiêu chuyển đổi toàn bộ thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa bằng công nghệ chip an toàn, bảo mật, đa tiện ích, đa ứng dụng cho mọi người dân Việt Nam.

Xem chi tiết

Ngân hàng chạy đua sử dụng công nghệ thẻ chip

Các ngân hàng chạy đua sử dụng công nghệ trong việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip. Theo đó, khách hàng nhận được nhiều tiện ích từ thẻ chip nội địa. Công nghệ liên tục cập nhật Chuyển đổi thẻ từ công nghệ từ sang công nghệ chip là yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng

Xem chi tiết

Giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng

Cùng với sự phát triển thương mại toàn cầu, các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không ngừng tìm kiếm các giải pháp thanh toán mới để đáp ứng được các thách thức mà các điểm chấp nhận thanh toán thẻ gặp phải. Họ cần cung cấp các giải pháp

Xem chi tiết

Ứng dụng của thẻ chip thông minh trong lĩnh vực giao thông: Vietbank triển khai thẻ xe buýt thông minh

Hành khách có thể sử dụng thẻ xe buýt thông minh để thanh toán liên thông cho tất cả các phương tiện giao thông công cộng khác nhau trong tương lai. Ngân hàng Vietbank vừa tổ chức sự kiện công bố triển khai thành công dự án thẻ thanh toán thông minh cho hoạt động

Xem chi tiết

Thẻ Napas (National Payment Services) là gì? Đặc điểm của thẻ Napas

Thẻ Napas (tiếng Anh: National Payment Services) là thương hiệu thẻ do công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam phát hành. Thẻ Napas (National Payment Services) Khái niệm Thẻ Napas trong tiếng Anh là National Payment Services. Thẻ Napas là thương hiệu thẻ do công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam phát

Xem chi tiết

Ngân hàng ứng dụng nhận diện khuôn mặt trong các giao dịch

Nhận diện khuôn mặt, xác thực vân tay là 2 trong số những giải pháp số hóa đang được các ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian này. Thay vì lấy số, ngồi chờ, tự tay điền các mẫu giấy, xuất trình các giấy tờ tùy thân, anh Nguyễn Ngọc Anh có thể dễ dàng

Xem chi tiết

Đối tác - Khách hàng