CÔNG NGHỆ SINH TRẮC HỌC: CHÌA KHÓA BẢO MẬT CỦA NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI

Bài viết dưới đây đưa ra những chia sẻ của Phó Chủ tịch tập đoàn IDEX Biometrics ASA, ông David Orme về những mối lo ngại của Thế hệ Z (những người được sinh ra từ năm 1995 trở đi) đối với bảo mật ngân hàng trực tuyến và tầm quan trọng của công nghệ sinh trắc học đối với thế hệ trẻ.

Hệ sinh thái thanh toán tiếp tục phát triển do sự gia tăng không ngừng của sở thích về các phương thức thanh toán. Hiện nay, Thế hệ Z được coi là nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng. Ước tính đến năm 2020, Thế hệ Z sẽ chiếm 40% tổng số người tiêu dùng, tương ứng với 32% dân số toàn cầu. Họ sẽ vượt qua cả Thế hệ Y (những người được sinh ra trong giai đoạn 1980 – 1994), chiếm 31,5%. Với sức mua ngày càng lớn, Thế hệ Z dần trở thành lực lượng dẫn dắt chủ đạo trong thị trường tiêu dùng.

Một nghiên cứu gần đây của IDEX về thái độ của Thế hệ Z đối với bảo mật trực tuyến, ngân hàng và công nghệ sinh trắc học cho thấy, 79% số người trong độ tuổi 16-24 tham gia khảo sát mong muốn các ngân hàng tăng cường các biện pháp bảo vệ khách hàng trước những hành vi gian lận.

Bên cạnh đó, những người tiêu dùng trẻ nhất trong nghiên cứu này nằm trong độ tuổi 16-17, thời kỳ mục tiêu đối với nhiều khách hàng mới của các ngân hàng. Theo kết quả khảo sát, 95% những người trong nhóm tuổi này cho rằng, các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp chống gian lận cho khách hàng.

Những lo ngại về gian lận ngân hàng

Thế hệ Z đã quá quen thuộc với những mối đe dọa của tội phạm mạng và họ dường như có nhận thức rõ hơn về những rủi ro từ vấn nạn lừa đảo. Theo nghiên cứu, 74% số người trong độ tuổi 16-24 cho rằng, hiện quá dễ để tìm kiếm thông tin cá nhân của một người nào đó trên mạng trực tuyến. Tương tự, 52% Thế hệ Z lo ngại về nguy cơ bị đánh cắp thông tin định danh.

Trong nhóm tuổi người tiêu dùng 18-24 trọng tâm gần đây, tôi đã được chứng kiến mức độ nhận thức cao về bảo mật ngân hàng trực tuyến. Đáng thú vị, nhiều người tiêu dùng trẻ không chỉ chú trọng cài đặt những ứng dụng ngân hàng phiên bản mới nhất do đơn thuần là vì chúng mới mẻ và hấp dẫn, mà họ còn thận trọng khi đưa ra các quyết định và đánh giá trước tiên về mức độ phù hợp của các dịch vụ và công nghệ với yêu cầu và nhu cầu tài chính của cá nhân.

Nikki, 24 tuổi, đến từ London, nằm trong số những người từ chối sử dụng các ứng dụng thanh toán di động, chia sẻ: “Tôi chỉ sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán trong mọi giao dịch. Tôi cố ý tách riêng điện thoại di động bởi vì tôi không muốn việc sử dụng tiền mặt trở nên quá tiện lợi”.

Giống như Nikki, nhiều người tiêu dùng thuộc Thế hệ Z tỏ ra thận trọng trong các hoạt động ngân hàng và mua sắm hơn so với những gì mà các nhà bán lẻ và ngân hàng thường tin tưởng. Nghiên cứu cho thấy, thay vì là những người chia sẻ thông tin cá nhân một cách quá mức, 76% Thế hệ Z cho rằng, họ cần có trách nhiệm kiểm soát dữ liệu và bảo vệ an toàn thông tin định danh của chính mình. Vì vậy, những người tiêu dùng này kỳ vọng, các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ sẽ nỗ lực mang đến cho họ mức độ bảo mật cao.

Mặc dù các ngân hàng thách thức mới, như Monzo và Starling, đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi sử dụng, song điều đó không có nghĩa là Thế hệ Z tin tưởng vào mức độ bảo mật của các ngân hàng này hơn là những nhà băng lớn. Michael, một sinh viên 19 tuổi đến từ London nói: “Tôi cảm thấy các ngân hàng trực tuyến phải tăng cường bảo mật do không có sự hiện diện về mặt vật lý. Họ cần phải an toàn hơn để dẫn đầu cuộc đua”.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện ra sự thiếu hụt niềm tin rộng rãi hơn đối với các ngân hàng, do chỉ một nửa số người tiêu dùng Thế hệ Z cho rằng, họ sẽ được ngân hàng hoàn trả mọi tổn thất nếu một ai đó truy cập trái phép và đánh cắp tiền từ tài khoản của họ. Thế hệ trẻ kỳ vọng vào mức độ bảo mật và trách nhiệm cao hơn từ các nhà băng lớn, và kết quả là các đơn vị này đang định hướng những sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Ảnh hưởng của công nghệ sinh trắc học đối với tương lai của bảo mật ngân hàng

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Thế hệ Z mong muốn các ngân hàng áp dụng công nghệ mới để đối phó với nạn gian lận thẻ và lừa đảo trực tuyến. Gần hai phần ba trong số họ cho rằng, các ngân hàng cần cung cấp thẻ thanh toán sinh trắc học nhằm giúp đẩy lùi tình trạng gian lận.

Ngoài ra, 45% Thế hệ Z tin rằng, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cần ứng dụng công nghệ sinh trắc học trong thanh toán và bảo mật ID. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở độ tuổi 16-17, với gần 63% hy vọng các ngân hàng sử dụng công nghệ sinh trắc học để phục vụ mục đích bảo mật thẻ thanh toán. Bởi vì các ngân hàng lớn thường thu hút được rất nhiều khách hàng mới khi họ còn trẻ, nên nỗ lực gây sức hút đối với thế hệ này có tính chất sống còn đối với toàn ngành.

Do đó, các tổ chức tài chính hiện nay phải bổ sung công nghệ sinh trắc học vào thị trường thẻ thanh toán để thu hút các khách hàng trẻ tuổi và trung thành tiềm năng. Trên thực tế, gần một nửa số người trong Thế hệ Z sẽ lựa chọn một ngân hàng cung cấp thẻ thanh toán sinh trắc học hơn là một ngân hàng không phát hành loại thẻ này.

Điều quan trọng nhất là, Thế hệ Z sẵn sàng móc hầu bao cho các tính năng bảo mật bổ sung, với 43% cho biết sẽ trả thêm chút ít chi phí cho thẻ thanh toán sinh trắc học, trong khi 33% sẵn sàng trả từ 3-5 Bảng mỗi tháng cho sản phẩm này.

Các ngân hàng không thể bỏ qua các nhu cầu và sự đòi hỏi của khách hàng Thế hệ Z, bởi nỗ lực này có tính quyết định đối với sự thành công và tương lai của ngành công nghiệp tài chính. Hành động ngay và giải quyết những mối quan ngại của những người tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là việc làm có tầm quan trọng ngày càng cao đối với các ngân hàng lớn. Nếu không, họ sẽ sớm bị các công ty công nghệ tài chính và các đối thủ số, với khả năng thích ứng và đổi mới nhanh hơn, bỏ lại phía sau.

Vậy những điểm then chốt đối với nỗ lực tăng cường bảo mật là gì? Rõ ràng là những khách hàng dưới 24 tuổi ngày nay hy vọng được sử dụng công nghệ sinh trắc học mới và an toàn để tăng khả năng bảo mật và tiện lợi trong thanh toán. Thế hệ Z đang châm ngòi cho sự thay đổi trong hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng. Những ngân hàng có thể nắm bắt và thích ứng với xu hướng thay đổi thái độ của người tiêu dùng và triển khai các công nghệ số sẽ không chỉ tồn tại, mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường số ngày càng hiện đại./.

– Theo IFSEC Global –

 

Lịch sử phát triển thẻ thông minh

Thẻ thông minh, thẻ gắn chip, hay thẻ tích hợp vi mạch (integrated circuit card -ICC) là loại thẻ bỏ túi thường có kích thước của thẻ tín dụng, bên trong chứa một mạch tích hợp có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Nó có thể đóng vai trò như thẻ căn cước, thực hiện việc xác thực thông tin, lưu trữ

Xem chi tiết

Giảm phí thẻ quốc tế sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Theo thống kê Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiện các ngân hàng Việt Nam đang phải trả cho Visa, MasterCard từ 3 – 4 loại phí trên mỗi giao dịch. Thực trạng “phí chồng phí” phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng, gây cản trở quá trình

Xem chi tiết

Thêm giải pháp bảo mật, tăng an toàn trong giao dịch ngân hàng

Gắn bảo đảm an toàn với ngân hàng số Để bảo đảm cho dịch vụ ngân hàng số thông suốt, an toàn, chính xác, các ngân hàng đã và đang không ngừng “chạy đua” đầu tư vào công nghệ bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin. Khảo sát của Trung tâm Ứng cứu khẩn

Xem chi tiết

Cùng Agribank thanh toán không tiếp xúc, không tiền mặt tránh dịch Covid-19

Trước tình hình dịch viêm phổi virus corona đang có những diễn biến phức tạp, Agribank khuyến khích khách hàng giao dịch online qua dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, E-Mobile Banking hoặc sử dụng thẻ Visa/Master với công nghệ không chạm để tránh nguy cơ lây nhiễm. Agribank E-Mobile Banking Với ứng

Xem chi tiết

Ngân hàng phải báo cáo định kì kết quả chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip

NHNN đề nghị các tổ chức phát hành, thanh toán, chuyển mạch thẻ điện tử…nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản đề nghị các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ

Xem chi tiết

NAPAS phải tiên phong mở rộng hệ sinh thái thanh toán điện tử

NAPAS cần chủ động mở rộng kết nối hệ thống chuyển mạch tài chính với hạ tầng dữ liệu điện tử của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, UBND các tỉnh thành phố, bộ, ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục để mở rộng hệ sinh thái thanh toán điện

Xem chi tiết

Đối tác - Khách hàng